LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH TRỌNG ÂM CHÍNH XÁC?

Khác với tiếng Việt có thanh điệu, các từ tiếng Anh có hai âm tiết trở lên luôn có trọng âm. Xác định và đọc đúng trọng âm là chìa khóa để phát âm chuẩn. Hiểu rõ quy tắc trọng âm sẽ giúp bạn cải thiện vượt trội khả năng giao tiếp tiếng Anh. Cùng Res tìm hiểu các mẹo và quy tắc quan trọng nhất trong việc xác định trọng âm nhé.

Trọng âm trong tiếng Anh là gì?

Trọng âm là các âm tiết được đọc nhấn mạnh, to hơn, dài hơn, rõ hơn các âm tiết còn lại trong cùng một từ. 
Trong từ điển, trọng âm được thể hiện bằng dấu (‘) phía trước, bên trên âm tiết đặt trọng âm. 
Ví dụ: complicated /ˈkɒm.plɪ.keɪ.tɪd/. Trọng âm ở đây rơi vào âm tiết đầu tiên nên phía trước nó sẽ xuất hiện dấu phẩy khi bạn tra phiên âm của từ. 

Các quy tắc giúp việc đánh trọng âm dễ dàng hơn

Vậy làm sao để biết được mình sẽ phải nhấn trọng âm vào đâu? Dưới đây là 13 quy tắc nhấn trọng tâm cơ bản mà có thể giúp các bạn biết cần phải đánh trọng âm vào đâu.

Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là quy tắc dành cho đa số các trường hợp, chứ không phải tất cả nhé.

Quy tắc 1: Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: ‘children, ‘hobby, ‘habit, ‘labour, ‘trouble, ‘standard…

Ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take…

Quy tắc 2: Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ:: ‘basic, ‘busy, ‘handsome, ‘lucky, ‘pretty, ‘silly…

Ngoại lệ: a’lone, a’mazed, …

Quy tắc 3: Danh từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: ‘birthday, ‘airport, ‘bookshop, ‘gateway, ‘guidebook, ‘filmmaker,…

Quy tắc 4: Tính từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: ‘airsick, ‘homesick, ‘carsick, ‘airtight, ‘praiseworthy, ‘trustworth, ‘waterproof, …

Ngoại lệ: duty-‘free, snow-‘white …

Quy tắc 5: Động từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be’gin, be’come, for’get, en’joy, re’lax, de’ny, re’veal,…

Ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open…

Quy tắc 6: Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be’come, under’stand,…

Quy tắc 7: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

Ví dụ: e’vent, sub’tract, pro’test, in’sist, main’tain, my’self, him’self …

Quy tắc 8: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, – eer, -ese, -ique, -esque, -ain

Ví dụ: ag’ree, volun’teer, Vietna’mese, re’tain, main’tain, u’nique, pictu’resque, engi’neer…

Ngoại lệ: com’mittee, ‘coffee, em’ployee…

Quy tắc 9: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity =>  trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó

Ví dụ: eco’nomic, ‘foolish, ‘entrance, e’normous …

Quy tắc 10: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm

Ví dụ: dis’cover, re’ly, re’ply, re’move, des’troy, re’write, im’possible, ex’pert, re’cord, …

Ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…

Quy tắc 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed => trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2

Ví dụ: bad-‘tempered, ,short-‘sighted, ill-‘treated, ,well-‘done, well-‘known…

Quy tắc 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi: -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less

Ví dụ:

  • ag’ree – ag’reement
  • ‘meaning – ‘meaningless
  • re’ly – re’liable
  • ‘poison – ‘poisonous
  • ‘happy – ‘happiness
  • re’lation – re’lationship
  • ‘neighbour – ‘neighbourhood
  • ex’cite – ex’citing

Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên

Ví dụ: eco’nomical, de’moracy, tech’nology, ge’ography, pho’tography, in’vestigate, im’mediate,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *